Contactor là gì? công dụng của contactor

Contactor là gì?

Contactor: là thiết bị đóng cắt làm nhiệm vụ đóng mở nguồn điện cho các động cơ, có thể chịu được dòng lớn ở mạng hạ áp. Công tắc tơ được cấu tạo bởi cuộn hút, các tiếp điểm chính phụ và có thể sử dụng điều khiển từ xa.Việc đóng cắt contactor có thể thực hiện được bằng nam châm điện, khí nén hoặc thủy lực. Loại contactor thông dụng nhất bằng nam châm điện. Ngày nay contactor đã được cải tiến hơn bằng cách cho các xung điện để khóa hoặc mở van bán dẫn. Tần số đóng cắt của contactor rất lớn có thể đạt tới 1800 lần trong 1 giờ.

Đây là khí cụ điện dùng để đóng, ngắt thường xuyên các mạch điện động lực, từ xa, bằng tay (qua hệ thống nút bấm) hoặc tự động, được điều khiển để cung cấp nguồn cho một thiết bị công suất tải lớn: Máy Lạnh lớn, động cơ kéo tải lớn… Thường là loại 3 pha, nên ít thấy loại 1 pha.

Khác với Rơ le có nguồn điều khiển là một chiều điện áp thấp, contactor có nguồn điều khiển là loại xoay chiều điện áp cao. Việc đóng cắt contactor có tiếp điểm có thể được thực hiện bằng nam châm điện, thủy lực hay khí nén. Thông thường ta gặp loại đóng cắt bằng nam châm điện.

– Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện, để an toàn khi vận hành, dễ điều khiển cho người sử dụng bằng cách nhấn nút mà không cần đến chip xử lý nào cả. Đây là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những quá trình phức tạp nhưng nó đơn giản và ổn định cao dễ sửa chữa và không cần chuyên môn cao.

– Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc với sự phức tạp và khó khăn, cần phải có sự can thiệp của bộ PLC nên phương pháp cơ – điện tử ra đời để đáp ứng được những quá trình: đóng gói sản phẩm, ép nhựa, dây chuyền tự động… và Contactor vẫn là thiết bị được sử dụng nhiều để phối hợp cùng PLC

Contactor trong tủ điện điều khiển là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút nhấn. Như vậy khi sử dụng Contactor ta có thể điều khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp đến 500V và dòng là 600A (vị trí điều khiển, trạng thái hoạt động của Contactor rất xa vị trí các tiếp điểm đóng ngắt trong tủ điện điều khiển).

Phân loại Contactor trong tủ điện

Theo nguyên lý truyền động: ta có Contactor kiểu điện từ (truyền điện bằng lực hút điện từ), kiểu hơi ép, kiểu thuỷ lực. Thông thường trong tủ điện sử dụng Contactor kiểu điện từ.

Theo dạng dòng điện: Contactor một chiều và Contactor xoay chiều (Contactor 1 pha và 3 pha)

Các thông số của contactor

Điện áp định mức

Điện áp định mức của Contactor Uđm là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính phải đóng ngắt, chính là điện áp vào hai đầu cuộn dây của nam châm điện sao cho mạch từ hút lại. Thông số này ghi trên nhãn của Contactor có các cấp điện áp:110V, 220V,400V một chiều và 127V, 220V, 380V xoay chiều.

Khả năng cắt và khả năng đóng

Khả năng cắt của Contactor điện xoay chiều đạt bội số đến 10 lần dòng điện định mức với phụ tải điện cảm. Khả năng đóng của Contactor điện xoay chiều dùng để khởi động động cơ điện cần phải có khả năng đóng từ 4 đến 7 lần Iđm.

Tuổi thọ của contactor

Tuổi thọ của Contactor phụ thuộc vào số lần đóng, mở. Sau số lần đóng mở ấy thì Contactor sẽ bị hỏng và không dùng được.

Tần số thao tác

Là số lần đóng cắt contactor trong một giờ: 30, 100, 120, 180, 300,600, 1200, 1500 lần/giờ.

Với những chia sẻ trên chúng tôi mong muốn phần nào cung cấp cho bạn những kiến thức để có thể giúp bạn chọn mua được những mẫu bóng đèn với chất lượng tốt nhất và phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *