Công tắc 2 chiều, công tắc 3 cực là gì? Cách đấu công tắc 2 chiều

Như đã biết công tắc điện là 1 thiết bị điện dùng để đóng ngắt thiết bị điện tử, sử dụng phổ thông, rộng rãi và không thể thiếu trong bất kì mạng điện nào. Tuy nhiên ngoài công tắc 1 chiều còn có công tắc hai chiều hay còn gọi là công tắc đa tiếp điểm. Đây là loại công tắc có cấu tạo phức tạp có thể dùng được nhiều công tắc để đóng ngắt 1 hay nhiều thiết bị điện. Đôi khi bạn còn nghe đến công tắc 3 cực, vậy công tắc 2 chiều là gì, công tắc 3 cực là gì, cách đấu công tắc 2 chiều, cách đấu công tắc 3 cực trong điện dân dụng như thế nào, cấu tạo công tắc 3 cực?

Công tắc 2 chiều là gì? Công tắc 3 cực là gì?

Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Công tắc 2 chiều là gì? Công tắc 3 cực là gì?

Công tắc 2 chiều hay còn gọi là công tắc 3 cực là loại công tắc có cấu tạo 3 chân nối dây tương ứng với 3 chốt, 1 cực động, 2 cực tĩnh để chuyển nối dòng điện. Với cấu tạo công tắc 3 cực như vậy khiến cho cách đấu phức tạp hơn hẳn loại công tắc 1 chiều chỉ có 2 cực đấu, tuy nhiên sự tiện lợi mà công tắc hai chiều đem lại là không thể phủ nhận.

Đây là một phát minh vĩ đại của Thomas Alva Edison. Mặc dù có thiết kế phức tạp và sơ đồ đi dây cũng không hề dễ dàng tuy nhiên vai trò và công dụng của công tắc hai chiều là vô cùng to lớn. Chúng ta có thể hình dung đơn giản như sau: nếu mạch điện cầu thang sử dụng công tắc 1 chiều thì sẽ rất bất tiện do không thể bật hoặc tắt một bóng đèn ở chiều ngược lại.

Bài viết tham khảo:

Đối với công tắc hai chiều ta có thể sử dụng từ 2 công tắc trở lên cho 1 thiết bị điện. Công tắc 2 chiều được chia làm nhiều loại bao gồm công tắc 2 chiều đơn, đôi và công tắc ba tuy nhiên về cực đấu bên trong vẫn không thay đổi đều là ba cực.

Cách đấu công tắc 3 cực (công tắc 2 chiều)

Để hiểu kĩ hơn chúng ta hãy đi vào tìm hiểu sơ đồ đi dây cho công tắc 2 chiều, mà ứng dụng được sử dụng nhiều nhất là cho mạch điện của cầu thang.

Chuẩn bị thiết bị

Để đấu mạch điện cầu thang sử dụng công tắc 2 chiều ta cần có những thiết bị sau:

  • Công tắc hai chiều (còn gọi là công tắc đảo chiều hay công tắc điện 3 cực): Sử dụng 2 công tắc ở 2 đầu cầu thang.
  • Bóng đèn
  • Dây điện

Chúng ta hãy nhìn vào sơ đồ sau để dễ hình dung. Mạch điện dân dụng sẽ có hai dây là dây pha ( dây lửa) và dây nguội ( dây trung tính). Dây trung tính sẽ được đấu trực tiếp với bóng đèn.

Sơ đồ cách bắt công tắc điện 2 chiều cho cầu thang

Công tắc 3 cực ( 3 tiếp điểm sẽ có 3 line để đấu dây kí hiệu là L; L1; L2). Dây lửa được đấu với  cực L của công tắc thứ 1, Hai dây đơn sẽ được đấu ở cực L1 của công tắc thứ 1 với cực L1 của công tắc thứ 2, tương tự dây còn lại đấu cực L2 của công tắc thứ 1 với cực L2 của công tắc thứ 2. Ta còn lại cực L của công tắc thứ 2 sẽ đấu trực tiếp với bóng đèn. Như vậy là ta có đã một mạch điện cầu thang hoàn chỉnh sử dụng công tắc hai chiều ( công tắc 3 tiếp điểm).

Cách bắt công tắc điện 2 chiều

Có 2 cách đấu công tắc 2 chiều như hình bên dưới, với mỗi một kiểu đấu sẽ có những ưu nhược điểm riêng của chúng.

Cách đấu công tắc 2 chiều (Nguồn: Internet)

Sơ đồ thứ nhất: Dây pha ( dây lửa) được đấu đồng thời với 2 cực L2 của công tắc thứ nhất và L2 của công tắc thứ 2. Tương tự như vậy dây mát ( dây nguội) được đấu với hai cực L1 của công tắc thứ 1 và L1 của công tắc thứ 2. Hai cực L của công tắc thứ 1 và công tắc thứ 2 được nối trực tiếp với 2 cực của đèn. Kiểu đấu này đơn giản tuy nhiên sẽ khó gắn thêm thiết bị chống ngắn mạch vào mạch điện.

Sơ đồ thứ hai: là cách đấu như hình minh họa ở trên, cách đấu này rất khoa học vì có thể gắn thêm thiết bị chống ngắn mạch (đoản mạch) chống được hiện tượng chập cháy thiết bị gây nguy hiểm.

Ứng dụng của công tắc 3 cực

Công tắc 3 cực hay công tắc 2 chiều thường được ứng dụng vào sử dụng trong các mạch điện cầu thang. Khi công tắc hoạt động sẽ có một cực vào cực chung và 2 cực ra, trong một thời điểm chỉ có một cực đầu ra được nối thông với cực vào và giúp cho đèn sáng.

Mặc dù cách đấu công tắc 2 chiều khá phức tạp và không dễ dàng nhưng công tắc 2 chiều lại có công dụng nổi trội hơn so với công tắc 1 chiều. Chính vì vậy mà ngày nay nhiều người lựa chọn công tắc 2 chiều (công tắc 3 cực) thay vì chọn công tắc 1 chiều như trước đây. Một số loại công tắc bạn có thể tham khảo như công tắc điện schneider, công tắc điện panasonic, công tắc legrand,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *